Ngày 15/12, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã công bố một mốc thời gian nhanh hơn để rút lại các biện pháp kích thích mà họ đã triển khai để hỗ trợ nền kinh tế thông qua đại dịch COVID-19 khi lạm phát gia tăng.
Theo đó, Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của FED, cho biết sẽ giảm lượng mua trái phiếu kho bạc hàng tháng và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp với tốc độ nhanh hơn so với mức đưa ra vào tháng 11/2021. Các quan chức FED cũng dự kiến ba lần tăng lãi suất vào năm 2022, đẩy nhanh thời gian dự kiến để tăng chi phí đi vay.
FED đã mua ít nhất 80 tỷ USD trái phiếu kho bạc và 40 tỷ USD chứng khoán thế chấp mỗi tháng kể từ tháng 3/2020 nhằm giữ cho chi phí đi vay ở mức thấp và thị trường tín dụng lưu thông. Tháng trước, FED cho biết sẽ giảm mua trái phiếu kho bạc 10 tỷ USD mỗi tháng và mua trái phiếu thế chấp 5 tỷ USD mỗi tháng với giá cả leo thang và thị trường lao động được tăng cường.
Theo lịch trình mới được đưa ra, FED sẽ giảm mua trái phiếu kho bạc 20 tỷ USD mỗi tháng và mua trái phiếu thế chấp 10 tỷ USD mỗi tháng. FED sẽ mua ít nhất 40 tỷ USD trái phiếu kho bạc và 20 tỷ USD trái phiếu thế chấp mỗi tháng, nhưng cho biết có thể sẽ có sự điều chỉnh mạnh hơn đối với tốc độ mua trái phiếu trong năm.
FED được cho là sẽ tăng tốc độ điều chỉnh của mình sau cuộc họp kéo dài hai ngày của FOMC trong tuần này khi lạm phát cao hơn nhiều so với mức mà ngân hàng dự kiến hồi đầu năm. Lạm phát được đo bằng chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của Bộ Thương mại không tính giá thực phẩm và năng lượng — thước đo tăng trưởng giá ưu tiên của FED — đã tăng 0,4% trong tháng 10/2021 và 4,1% hàng năm. Chỉ số PCE nói chung đã tăng 0,6% trong tháng 10/2021 và 5% hàng năm. FED đặt mục tiêu giữ tỷ lệ lạm phát cơ bản hàng năm ở mức trung bình 2% mỗi năm. Theo truyền thông Mỹ, FED đã không vào cuộc để hạ nhiệt lạm phát sớm hơn bằng cách tăng lãi suất hoặc rút lại các biện pháp kích thích, điều này cũng có khả năng làm chậm quá trình phục hồi sau đại dịch.
Mặc dù vậy, hầu hết các quan chức FED đều cho biết thị trường việc làm đủ mạnh và lạm phát đã tăng đủ cao để bắt đầu kéo lại kích thích đã thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ. FED giữ nguyên mức lãi suất cơ bản từ 0% đến 0,25%, mức được thiết lập trong bối cảnh đại dịch bùng phát vào tháng 3/2020. Trong khi FED chưa thông báo khi nào sẽ tăng lãi suất, các thành viên FOMC kỳ vọng ngân hàng sẽ bắt đầu tăng chi phí đi vay sớm hơn so với đã làm vào tháng 9/2021. Mười trong số 18 thành viên của FOMC dự kiến FED sẽ tăng lãi suất ba lần vào năm 2022, đưa phạm vi lãi suất cơ bản lên 0,75-1%. Năm thành viên dự kiến hai lần tăng lãi suất, hai thành viên dự kiến bốn lần tăng lãi suất và một thành viên dự kiến chỉ một lần tăng lãi suất vào năm 2022.
Ngay sau khi FED công bố quyết định về kế hoạch tăng lãi suất trong năm 2022 và một mốc thời gian nhanh hơn để rút lại các biện pháp kích thích kinh tế, các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Phố Wall (Mỹ) đồng loạt tăng điểm. Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,29% lên 35.646,5 điểm, chỉ số tổng hợp S&P 500 tăng 0,31% lên 4.648,6 điểm và chỉ số công nghệ Nasdaq tăng 0,09% lên 15.251,62 điểm.
Chính sách hạ lãi suất và bơm tiền của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) là điều ai cũng biết, nhưng Trung Quốc thậm chí còn in tiền nhiều hơn Mỹ. Nhưng cách dùng số tiền được in thêm lại rất khác nhau.
Từ đầu đại dịch đến nay, quốc hội và chính phủ Mỹ đã thông qua nhiều gói kích thích tài khóa với tổng quy mô khoảng 5.200 tỷ USD.
Số tiền này được dùng cho loạt chương trình cứu trợ quy mô lớn như: Bổ sung trợ cấp thất nghiệp 300 USD/tuần cho hàng chục triệu người mất việc; phát tiền mặt cho hàng trăm triệu người dân theo ba đợt với giá trị lần lượt là 1.200 USD, 1.400 USD và 600 USD/người; hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động; hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp vay vốn; đầu tư nâng cấp hạ tầng, …
Fed không trực tiếp in tiền cho chính phủ Mỹ chi tiêu. Tuy nhiên, chính sách lãi suất thấp và nới lỏng định lượng (QE) của Fed khiến cho hệ thống ngân hàng Mỹ tràn ngập tiền rẻ, các nhà băng dư sức cho chính phủ vay bằng cách mua trái phiếu Kho bạc, sau đó đem số trái phiếu này bán lại cho Fed.
Nói cách khác, Fed đã gián tiếp tài trợ cho chi tiêu của chính phủ thông qua hệ thống ngân hàng.
Bắc Kinh cũng liên tục in thêm tiền tới mức quy mô cung tiền M2 hiện lớn hơn nhiều so với Mỹ, nhưng người dân Trung Quốc không được phát tiền mặt hay hưởng thêm trợ cấp thất nghiệp như Mỹ. Một trong những đích đến chủ yếu của dòng tiền là các dự án hạ tầng.
Riêng trong năm 2020, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 8.000 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng, Cục Thống kê Quốc gia của nước này cho biết. Cùng năm, chính quyền liên bang Mỹ chỉ chi 146 tỷ USD.
Hạ tầng rất quan trọng và được coi như xương sống của nền kinh tế. Mỹ ít đầu tư cho hạ tầng dẫn tới tình trạng xuống cấp và lạc hậu. Báo cáo của Hiệp hội Kỹ sư Dân dụng Mỹ (ASCE) cho rằng nếu cứ tiếp tục bỏ bê hạ tầng, thiệt hại kinh tế sẽ vô cùng nghiêm trọng. Đến năm 2039, GDP của Mỹ sẽ thiệt hại khoảng 10.000 tỷ USD, cùng với đó là xuất khẩu giảm 2.400 tỷ USD. Hơn 3 triệu việc làm cũng sẽ biến mất.
Trong hàng chục năm, Trung Quốc mạnh tay đầu tư vào xây dựng cầu cống, đường xá, bến cảng, sân bay … . Bản thân các dự án này tạo ra nhu cầu tiêu thụ lượng hàng hóa khổng lồ và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, từ đó giúp Trung Quốc đạt được tăng trưởng kinh tế thần tốc.
Nếu học viên thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, vui lòng chuyển khoản học phí vào thông tin tài khoản bên dưới.
Ngân Hàng Quân Đội MB Bank
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư - Đào Tạo Quốc Tế
Số TK: 1161 1666 68888