* Nhà đầu tư thông minh nên mua những cổ phiếu tốt, bền vững trong ngành dược khi giá giảm như lúc này.
* Cả Pfizer, Bristol Myers Squibb và Johnson & Johnson đều chia cổ tức với lợi suất trên mức trung bình.
Pfizer đã bị chững lại trong thời gian gần đây. Trong ba tháng qua, cổ phiếu này đã giảm hơn 4,9%. Tuy nhiên, đó không phải là tín hiệu đáng báo động, mà là tín hiệu đáng mừng, vì như vậy nhà đầu tư sẽ có điểm vào lệnh tốt hơn cho một cổ phiếu ngoại hạng với chuỗi tăng cổ tức như gần đây.
Công ty vừa công bố kết quả báo cáo tài chính quý 3 và các số liệu của họ tiếp tục tăng mạnh. Trong chín tháng qua, Pfizer báo cáo đạt doanh thu 57,6 tỷ USD, tăng 91% so với cùng kỳ năm ngoái. Rõ ràng, phần lớn doanh thu trong năm nay, tương đương 28,7 tỷ USD, là đến từ doanh số bán vaccine và thành tích đó khó có thể kéo dài một khi các ca nhiễm COVID-19 giảm bớt. Dù vậy, ngay cả khi không tính đến doanh thu vaccine trong cả hai năm thì mức doanh thu tổng thể của Pfizer vẫn tăng hơn 11% so với năm 2020.
Đó là bởi vì loạt dược phẩm của công ty này với đặc tính ổn định vẫn tiếp tục là động lực thúc đẩy doanh thu. Nếu không xét đến khoản doanh thu 13 tỷ USD trong quý 3 từ vaccine COVID-19 (hay Comirnaty), sản phẩm có doanh số cao nhất trong quý sẽ là Ibrance với doanh thu 1,4 tỷ USD. Xếp sau là Eliquis, mang về 1,3 tỷ USD trong quý, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Pfizer báo cáo thu nhập ròng đạt mức 18,6 tỷ USD trong giai đoạn kéo dài 9 tháng, so với 8,3 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận pha loãng đã điều chỉnh trên mỗi cổ phiếu trong giai đoạn 9 tháng là 3,35 USD, tăng 82%. Tất cả số tiền mà Pfizer kiếm được từ vaccine COVID-19 đang giúp rót vốn tài trợ cho các dự án nghiên cứu và phát triển, và vào năm tới, công ty cho biết họ có thể được cấp tới 10 giấy phép sử dụng thuốc mới.
Pfizer không phải là công ty nằm trong nhóm Quý tộc Cổ tức (Dividend Aristocrat), nhưng họ cũng đã tăng cổ tức trong 12 năm liên tiếp. Năm nay, hãng dược này đã tăng 3% cổ tức hàng quý lên 0,39 USD/cổ phiếu, mang lại mức lợi suất hiện tại là 3,3%. Lợi suất cổ tức sẽ còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng, vì tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt hiện chỉ là 33,7%.
Với mức giá hiện tại, cổ phiếu PFE là một mã đầu tư chứng khoán rất tốt, nhất là khi tổng lợi nhuận mà cổ phiếu này mang lại trong 10 năm qua là khoảng 250%.
PFE Sau khi chia cổ tức
Cổ phiếu Bristol Myers Squibb đã giảm gần 15% trong ba tháng qua, mặc dù trong năm năm qua, công ty đã tăng trưởng 134% doanh thu và 25,64% cổ tức.
Trong quý 3, BMS báo cáo doanh thu đạt 11,6 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi phần lớn doanh thu của họ đến từ ba loại thuốc gồm Revlimid, Eliquis và Opdivo, công ty gần đây cũng đã nhận được tin vui về việc được phép mở rộng chỉ định sử dụng thuốc Zeposia. Sau khi được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận sử dụng cho bệnh đa xơ cứng và viêm loét đại tràng (UC), loại thuốc này cũng vừa vượt qua một rào cản quan trọng ở châu Âu sau khi được Ủy Ban Các Sản Phẩm Thuốc Dùng Trên Người cho phép sử dụng dưới dạng liệu pháp điều trị ưu tiên hai cho các ca viêm loét đại tràng.
Mức chia cổ tức hàng quý của Bristol Myers Squibb đã được tăng lên 9% trong năm nay, tương ứng năm tăng cổ tức lần thứ 13 liên tiếp, lên mức 0,49 USD/cổ phiếu. Lợi suất cổ tức của BMS hiện là 3,3% và cũng còn rất nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng vì tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt là khoảng 30,64%.
Trên hết, công ty có hơn 50 loại thuốc đang được nghiên cứu phát triển. Vì vậy, khi ba sản phẩm lớn nhất của họ mất đi quyền bảo hộ bằng sáng chế, có khả năng một vài nhãn hiệu thuốc trong số này sẽ thay thế và giúp bổ sung nguồn doanh thu.
Hình ảnh JNJ trước ngày cổ tức 22/11
Cổ phiếu Johnson & Johnson đã giảm hơn 6% trong ba tháng qua. Điều đó không có nghĩa là doanh thu của họ bị giảm mà hoàn toàn ngược lại, dựa trên kết quả báo cáo tài chính quý 3. Trong giai đoạn 9 tháng qua, công ty báo cáo doanh thu đạt 68,9 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là 6,04 USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Mảng dược phẩm của Johnson & Johnson vẫn là mảng thu nhập lớn nhất với doanh thu 9 tháng là 37,7 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng phân khúc có mức tăng trưởng mạnh nhất là thiết bị y tế, với doanh thu 9 tháng đạt 20,2 tỷ USD, tăng 23,4%.
Johnson & Johnson là cổ phiếu thuộc nhóm Vua Cổ tức, với 59 năm liên tiếp tăng cổ tức. Năm nay, họ đã tăng cổ tức hàng quý thêm 5% lên mức 1,06 USD/cổ phiếu với mức lợi suất hiện tại là 2,52%. Trong hơn 10 năm qua, công ty đã tăng cổ tức lên 11,5%. J&J có tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao nhất trong ba cổ phiếu được nêu trong bài này, đạt mức 45,35%, nhưng dòng tiền của họ có thể dễ dàng “gánh” được khoản này.
Johnson & Johnson thực sự không chỉ là một công ty dược phẩm vì họ còn là một nhà sản xuất thiết bị y tế và nhà sản xuất các sản phẩm tiêu dùng. Đặc tính đa dạng cùng với quy mô khổng lồ (với mức vốn hóa thị trường 433 tỷ USD và hơn 130.000 nhân viên) cho phép công ty này luôn vượt qua các cơn sóng gió ở nhiều chu kỳ kinh tế mà không gặp mấy khó khăn. Sự ổn định đó đã thu hút các nhà đầu tư dài hạn nán lại lâu dài với cổ phiếu này.
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty là 0,80 và trong 10 năm qua, con số đó đã giảm 27,19%.
Trong thập kỷ qua, cổ phiếu JNJ đã mang về mức tổng lợi nhuận hàng năm là 12,99% cho cổ đông, hay nói cách khác, khoản đầu tư 1.000 USD vào ngày 05/11/2011, giờ đây sẽ có trị giá gần 3.386 USD, tính luôn cả phần cổ tức được tái đầu tư.
Nếu học viên thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, vui lòng chuyển khoản học phí vào thông tin tài khoản bên dưới.
Ngân Hàng Quân Đội MB Bank
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư - Đào Tạo Quốc Tế
Số TK: 1161 1666 68888