Cũng chính vì trực quan rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, đã giúp cho rất nhiều trader thêm RSI vào trong phương pháp giao dịch của bản thân. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem RSI là gì? Và chúng có thực sự hiệu quả bằng bài viết dưới đây bạn nhé.
RSI là gì?
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI được viết tắt bởi Relative Strength Index) là một chỉ báo động lượng được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, đo lường mức độ thay đổi giá gần đây, để đánh giá các điều kiện mua quá mức hoặc bán quá mức trong giá cổ phiếu, forex hoặc tài sản khác. RSI được hiển thị dưới dạng một bộ dao động (một đồ thị được di chuyển giữa hai điểm cực trị) có giá trị từ 0 đến 100
Các bạn cần lưu ý, vì RSI cũng thuộc nhóm chỉ báo động lượng, trong bài viết giới thiệu cách sử dụng chỉ báo Stochastic Oscillator, chúng tôi đã nói sơ qua 1 chút về yếu tố cấu thành quan trọng nhất của nhóm chỉ báo này, cho dù những người tạo ra chỉ báo có sử dụng công thức gì đi chăng nữa, chính là : XUNG LƯỢNG.
Ai đã tạo ra RSI?
RSI được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr. và giới thiệu trong cuốn sách “Các khái niệm mới trong Hệ thống Thương mại Kỹ thuật.” (New Concepts in Technical Trading Systems), xuất bản năm 1978.
Sau 2 năm xuất bản cuốn sách này, Wilder đã được tạp chí danh tiếng Forbes bình chọn là “một trong những trader hàng đầu ” đồng thời cũng khuyến khích “những ai đang muốn tìm kiếm 1 hệ thống cơ bản thì cuốn sách này chính là điểm khởi đầu.” (“For those of you who have seen all the conventional systems, this book is the place to start.”)
Thật đáng tiếc, hiện sách chưa được dịch ra tiếng Việt. Nhưng chỉ với độ dày khoảng 130 và nếu thực sự yêu thích công cụ này, đồng thời từng có kinh nghiệm giao dịch forex, các bạn có thể tìm hiểu thêm bằng chính những đúc kết từ Wilder người tạo ra RSI, để hiểu kỹ hơn về các nguyên tắc phân tích chỉ báo dao động. Chúng tôi xin gửi tặng các bạn link download bên dưới:
RSI sẽ bao gồm 2 phần chính: 1 dài băng dịch chuyển uốn lượn dựa trên công thức tính toán về mức độ biến động của giá và 2 đường biên được tùy chỉnh mặc định tại 30 và 70.
Vì thuộc nhóm chỉ báo động lượng nên RSI cũng sẽ chủ yếu cung cấp các thông tin liên quan tới: QUÁ MUA và QUÁ BÁN.
Thông tin liên quan đến quá mua và quá bán này sẽ nằm ở chính 2 đường biên, nhưng như tôi có nói, mỗi 1 chỉ báo sẽ có công thức tính khác nhau. Nếu Stochastic Oscillator cung cấp tín hiệu quá mua và quá bán khi giá vượt quá đường biên 20 và 80 thì với RSI sẽ được kích hoạt nếu giá vượt quá đường biên 30 và 70.
Mức 30 và 70 là 2 mức truyền thống, thực tế mức này có thể thay đổi, nhiều trader lại thích thiết lập đường biên tại 20 và 80 để thể hiện quá mua và quá bán, thay vì 30 và 70. Nên một trong những cách giao dịch chính là trader sẽ căn cứ vào các vùng quá mua và quá bán này để vào lệnh.
Vẫn là dùng để diễn đạt hình thức được gọi là quá mua và quá bán, nhưng Wilder trong cuốn sách của mình có nói thêm 1 kỹ thuật nữa của RSI được gọi là Failure Swing. Mà ông từng nhấn mạnh rằng khi xuất hiện các Failure Swing trên vùng biên 70 còn được gọi là Top Swing Failure hoặc dưới vùng biên 30 hay Bottom Swing Failure, sẽ là tín hiệu đảo chiều để có thể vào lệnh.
Chúng tôi sẽ nói kỹ về Failure Swing trong phần giới thiệu các cách thức giao dịch cùng RSI sao cho đạt hiệu quả nhất ở phần tiếp theo.
Ngoài Failure Swing, chỉ báo RSI còn cung cấp 1 số thông tin như sau :
Các phạm vi này sẽ khác nhau tùy thuộc vào việc cài đặt RSI và độ mạnh của xu hướng thị trường cơ sở.
Sau khi đã hiểu cơ bản về khái niệm của công cụ chỉ báo RSI rồi, việc tiếp theo của chúng ta là mở cài đặt công cụ này vào màn hình đồ thị trên phần mềm MT4.
Các bạn có thể xem hình gif được TradePro tạo như dưới đây để cài đặt RSI trên phần mềm MT4 và Tradingview.
Nếu không, có thể xem từng bước cài đặt cùng các giải thích của chúng tôi về ý nghĩa của từng thành phần cấu tạo có trong MT4.
Các bước để chúng ta cài đặt công cụ chỉ báo RSI như sau:
Đầu tiên chúng ta vào phần mềm MT4
Mở một đồ thị của một sản phẩm bất kỳ
Vào Insert -> chọn Indicators -> chọn Oscillators -> chọn Relative Strength Index
Sau đó hiện ra một cửa sổ các thông số của công cụ RSI cụ thể như sau:
Phần Parameters: là thể hiện các thành phần cấu trúc cơ bản của công cụ RSI.
Như sau:
+ Period 14 – là RSI tính toán dựa trên 14 cây nến, các bạn có thể tùy chỉnh số cây nến tính toán theo sở thích tùy mình.
+ Apply to: “Close” có nghĩa là RSI tính toán dựa trên giá đóng cửa của 14 cây nến này. Các bạn cũng có thể chọn cách tính toán dựa trên giá mở cửa (Open), giá cao nhất của phiên (High), hoặc giá thấp nhất của phiên (Low) tùy sở thích.
+ Style: Ở đây các bạn có thể chọn màu sắc và đường nét của RSI.
+ Fixed Minimum và Fixed Maximum: là 2 đường biên của chỉ báo RSI với giá trị đường biên dưới là 0 và giá trị đường biên trên là 100.
Phần Level: biểu thị các mức của vùng quá mua (overbought) và quá bán (oversold), bạn có thể tùy chỉnh giá trị của 2 mức quá mua và quá bán này tùy theo sở thích của bạn, còn chuẩn của thế giới đang là 30-70 cho 2 vùng quá mua và quá bán này.
Phần Visualization: Phần cuối cùng là phần Visualization khá dễ, đó là phần mà các bạn chọn khung thời gian mà chỉ báo RSI này tính toán và có hiện lên màn hình Window hay không.
Lời khuyên đó là các bạn giao dịch ở khung thời gian nào thì hãy chọn vào khung thời gian đó, tránh sao nhãng trong quá trình giao dịch.
Sau đó Click OK và cuối cùng bạn đã có được chỉ báo RSI được hiển thị trên màn hình của phần mềm MT4 như hình dưới.
Công thức tính RSI:
Công thức này được tạo ra, theo Wilder, dùng để đo lường sức mạnh tương đối, nhằm tìm ra sự vận động thất thường của giá khi so sánh với mức cố định của 2 đường biên trên và đường biên dưới.
Ngoài phần biên trên biên dưới, tôi đã nói ở trên, một điểm nữa các bạn cũng cần chú ý trong công thức RSI chính là chu kỳ 14 (14 ngày, 14 tuần…). Wilder tin rằng đây là mức hợp lý nhất. Tuy nhiên, hiện tại có nhiều trader sẽ sử dụng cùng lúc 2 kỳ khác nhau là 5 và 7, 9 và 14 hoặc 21 và 28…
Một điểm lưu ý, thời gian càng ngắn như 5 và 7 chẳng hạn thì chỉ báo dao động sẽ càng nhạy cảm hơn. Bỏi bản chất của RSI là để đo mức độ thất thường của giá cả, và nó chỉ hữu dụng khi nó chạm hoặc vượt quá cực trên và cực dưới.
Nên khi thời gian được rút ngắn sẽ làm cho việc chạm lên biên trên và biên dưới diễn ra nhiều hơn, sự biến động cũng lớn hơn nên thông tin có thể sẽ nhiễu hơn và không thể nào “mượt” như các kỳ dài hạn được. Hãy xem bảng so sánh 2 mức RSI ở kỷ 7 ngày và ky 14 ngày như hình bên dưới để hiểu rõ hơn:
Có thể thấy rõ ràng RSI 7 chạm và đường biên bên trên và bên dưới nhiều hơn so với RSI 14, như vậy với những giao dịch ngắn hạn thì RSI 7 sẽ phù hợp hơn là RSI 14.
Chính vì thế, nếu là trader mới bạn có thể sử dụng mặc định chu kì thời gian 14, nhưng nếu đã có nhiều trải nghiệm bản có thể tự sử đổi mức này để làm sao có thể phù hợp với chiến lược giao dịch forex của bạn nhất.
Như vậy, xét về mặt bản chất RSI chủ yếu cung cấp cho trader tín hiệu liên quan đến quá mua và quá bán. Mặc dù RSI là một công cụ mạnh mẽ, hoạt động hiệu quả trong nhiều điều kiện thị trường khác nhau. Nhưng RSI vẫn có thể gửi các tín hiệu sai lệch, chính vì lẽ đó bạn cần phải kết hợp chỉ số RSI với các chỉ báo khác để xác nhận dự đoán đảo chiều, cũng như giảm thiểu tín hiệu nhiễu. Và khi càng nhiều chỉ báo đồng thuận cho ra 1 tín hiệu thì bạn sẽ càng giảm thiểu được rủi ro tối đa. RSI cũng không ngoại lệ! Cần phải được KẾT HỢP VỚI CÁC CÔNG CỤ CHỈ BÁO KHÁC, tiêu biểu như:
Đây cũng là 1 trong những điểm mấu chốt được nhiều trader sử dụng nhất. Phân kỳ sẽ có 1 số dạng gồm phân kỳ thường và phân kỳ kín. Hiểu một cách đơn giản Phân kỳ xảy ra khi khi giá và RSI tạo ra 2 hướng trái ngược nhau, như thể 2 xe chạy ngược chiều vậy.
Ví dụ nếu giá tạo ra các đỉnh cao mới nhưng RSI lại tạo các đỉnh thấp hơn, hoặc giá tạo ra các đáy thấp hơn nhưng RSI là tạo ra đáy cao hơn. Cả 2 dạng phân kỳ thường hay phân kỳ kín vẫn là sự lệch pha giữa giá và chỉ báo RSI.
Cho nên để tránh phức tạp hóa vấn đề, với các trader mới, các bạn cứ quan sát làm sao hướng giá và hướng của RSI ngược nhau như hình bên dưới là được, chưa cần phải đi quá kỹ lưỡng hay phân biệt rõ phân kỳ thường với phân kỳ ẩn, bạn nhé!
Trường hợp 1: Phân kỳ
Nhìn vào ví dụ bên trên, có thế thấy EURUSD đã tạo 1 đỉnh mới cao hơn, nhưng RSI lại lệch pha tạo 1 đỉnh thấp hơn, nên sau đó EUR đã giảm khá mạnh.
Trường hợp 2: Hội tụ
Tương tự, vẫn cặp EURUSD giá tạo ra đáy thấp hơn, nhưng RSI lại tạo đáy cao hơn nên như bạn thấy ở ví dụ phía dưới, EURUSD đã tăng mạnh trở lại.
Tại sao lại gọi là phân kỳ?
Đây là lúc mà 1 trong 2 phe không còn hứng thú đẩy giá tới mức “cùng cực” nghĩa là có thể tạo đỉnh cao hơn, hoặc đáy thấp hơn nữa, tức là giá có thể rơi vào trạng thái bão hòa. Cần lưu ý KHÔNG PHẢI CỨ CÓ PHÂN KỲ LÀ GIÁ SẼ GIẢM và HỘI TỤ là GIÁ SẼ TĂNG.
Trước hết đây là cảnh báo TRADER KHÔNG NÊN THAM GIA THỊ TRƯỜNG vào thời điểm đó, có thể đứng ngoài để quan sát. Trong trường hợp nếu chỉ sử dụng phân kỳ và hội tụ, để RSI đạt hiệu quả cao hơn, RSI sẽ phải thêm các điều kiện sau trong 2 trường hợp sau:
Nếu RSI rơi vào trạng thái quá bán:
Nếu RSI rơi vào trạng thái quá mua:
Như vậy, cần phải kết hợp nhiều yếu tố khác thì xác suất để thành công và phòng ngừa rủi ro mới đạt hiệu quả tốt.
Và nếu bạn quan sát ví dụ tôi vừa đưa ra ở trên, bạn sẽ thấy ngay tại khung D ngoài RSI đã hội tụ còn xuất hiện thêm 2 cây nến Doji, chính vì thế mà EURUSD đã đảo chiều để tăng trở lại.
Mô hình nến đảo chiều về bản chất chúng thực sự rất hiệu quả và mạnh mẽ, nên khi kết hợp cùng các chỉ báo dao động khác như RSI, Stoch hay MACD đều sẽ mang lại hiệu quả cao. Chính vì thế, hãy lưu ý các dấu hiệu này khi giao dịch bạn nhé.
MACD cũng là chỉ báo thuộc nhóm dao động, nhưng cách thức sử dụng sẽ hơi khác 1 chút với RSI.
MACD cho thấy mối quan hệ giữa hai đường trung bình động của giá 1 sản phẩm nào đó được tạo ra từ đường EMA 26 kỳ kết hợp với đường EMA 12 kỳ, cùng 1 đường EMA 9 kỳ thường được gọi là đường tín hiệu, dùng để kích hoạt các tín hiệu mua và bán.
Trong khi đó, RSI sẽ được tính toán dựa trên lỗ lãi trung bình trong 1 khoảng thời gian nhất định (mặc định là 14 kỳ) với 1 biên dao động từ 0 đến 100.
Nếu MACD dùng để đo lường giá dựa trên mối quan hệ của 2 đường trung bình động EMA thì RSI lại đo lường SỰ THAY ĐỔI GIÁ dựa trên các mức cao thấp gần nhất.
Chính vì thế khi kết hợp 2 chỉ số này lại với nhau sẽ giúp cho các trader nhìn thấy bức tranh về thị trường một cách hoàn chỉnh hơn.
Mặc dù cùng báo hiệu sự thay đổi xu hướng sắp tới bằng cách cho thấy sự phân kỳ so với giá nhưng trong rất nhiều trường hợp MACD và RSI sẽ không cùng 1 hướng, nghĩa là RSI có thể báo giá đã phân kỳ nhưng MACD thì lại không đưa ra tín hiệu gì.
Chính vì lẽ đó, nếu kết hợp cả 2 chỉ báo này để tìm phân kỳ (đây cũng là cách đơn giản nhất) thì bạn có thể chờ cho cả 2 chỉ báo cùng đồng thuận đưa ra 1 tín hiệu chung, đó sẽ là lúc mà bạn có thể vào lệnh. Hãy xem ví dụ bên dưới để hiểu rõ hơn.
Có thể thấy cả RSI và MACD cùng đưa ra 1 tín hiệu thì EURUSD sau khi đã tạo 1 đỉnh cao hơn, nhưng phe mua không đủ sức đẩy giá lên cao hơn nữa, đã có dấu hiệu hạ nhiệt mạnh mẽ.
Như có nói, khi kết hợp 2 chỉ báo này cần phải có sự đồng thuận xu hướng, khi RSI và MACD mỗi chỉ báo đi “một phách” không chung hướng thì bạn cần kết hợp các yếu tố khác ví dụ như căn cứ vào các đường EMA để xác định xu hướng chẳng hạn.
Sử dụng RSI như là 1 đường trendline, hỗ trợ và kháng cự
Đây là 1 trong những phương pháp tôi cho rằng khá hiệu quả, bởi RSI về mặt bản chất chúng chỉ là 1 dải băng được biến động theo giá, cho nên nó cũng sẽ tạo ra được các đỉnh và đáy khác nhau.
Từ việc tạo ra đỉnh và đáy trader có thể tận dụng chính RSI để vẽ xu hướng như ví dụ dưới đây:
Các bạn có thể thấy, cả giá và RSI đều đi chung 1 hướng nên khi kẻ được các đường trendline ở giá và RSI thì bạn hoàn toàn có thể chờ giá phá vỡ cả 2 cùng 1 lúc để vào lệnh.
Ngoài ra, chính vì RSI xác định các chuyển động giá đặc biệt ở những thời điểm xu hướng rõ ràng thì RSI rất dễ phân cực, tức chạy lên biên trên (quá mua) hoặc biên dưới (quá bán). Như tôi có nói ở trên.
Có thể thấy, tại phần giá, EURUSD đã tạo ra 1 đường hỗ trợ khá mạnh, và tương tự RSI cũng như vậy, khi cả RSI cùng đường trendline giá bị phá vỡ đó cũng là lúc EURUSD giảm.
Hãy xem tiếp ví dụ bên dưới, vẫn trong cặp tiền tệ EURUSD để hiểu rõ hơn, với các mức kháng cự tại phần giá cả đã được chúng tôi đánh dấu bằng 1 đường kẻ màu xanh.
Giá đã quay trở lại mức này vài lần Trong lần đầu tiên, chỉ báo RSI cho thấy các giá trị 63 và 57 có nghĩa là mặc dù sức mạnh tăng hơn là giảm, nhưng phe bò không hoàn toàn kiểm soát được. Mức kháng cự mạnh thường không dễ dàng bị phá vỡ và nó đòi hỏi một xu hướng mạnh để vượt qua rào cản giá.
Lần thứ hai giá quay trở lại mức này, chỉ số RSI ở mức 71, cho thấy xu hướng tăng khá mạnh, mức kháng cự được giữ lại. Mãi cho đến lần cuối cùng khi RSI cho thấy giá trị 76 thì mức kháng cự mới bị phá vỡ và giá được giữ trên mức đó với RSI đi hết mức hiện tại là 85.
RSI có thể là một công cụ hữu ích khi định lượng sức mạnh giá bởi vì đó là những gì RSI làm: nó phân tích động lượng và sức mạnh giá.
Bạn có thể thấy rằng giá đã quay trở lại mức vài lần. Trong lần đầu tiên, chỉ báo RSI cho thấy các giá trị 84 và 73 có nghĩa là mặc dù giá đã tạo đỉnh 2 lần nhưng sức tăng giảm, phe bò không hoàn toàn kiểm soát được. Mức kháng cự mạnh thường không dễ dàng bị phá vỡ và nó đòi hỏi một xu hướng mạnh để vượt qua rào cản giá.
Lần thứ hai giá quay trở lại mức này, chỉ số RSI ở mức 82, cho thấy xu hướng tăng khá mạnh, mức kháng cự giá vẫn được duy trì.
Phải đến lần cuối cùng khi RSI cho thấy giá trị 71 thì mức kháng cự mới bị phá vỡ và giá được giữ trên mức đó cùng RSI đạt mức 84.
Như tôi có nói, Failure Swings chính là 1 trong những phát hiện giá trị nhất của Wilder khi sáng tạo ra đường RSI.
Về cơ bản Failure Swing vẫn là để nói về các vùng quá mua và quá bán, tuy nhiên khi ứng dụng với RSI nó sẽ có 1 chút khác biệt.
Một Failure Swing Top được thiết lập khi giá tạo ra các đỉnh cao hơn nhưng RSI lại thất bại không thể tạo được đỉnh cao hơn và giảm xuống dưới mức điểm cực đại của giá nằm ở đáy gần nhất hay còn gọi là Fail Point sau đó sẽ tiến dần lên nhưng lại không thể vượt được điểm giá cực đại phía trước hay swing high, (chỗ này không được vượt quá vùng biên 70), lại tiếp tục rơi xuống nằm dưới Fail Point, thì điểm này sẽ được gọi là Failure Swing Point, như giải thích của Wilder trong cuốn sách của ông. Và tại đây có thể để kích hoạt tín hiệu bán, hay Phân kỳ xuất hiện.
Giải thích về Failure Swings của Wilder
Tương tự với 1 Failure Swing Bottom khi giá tạo ra 1 đáy thấp hơn lower low, nhưng RSI lại không thể tạo ra được đáy thấp hơn, thay vào đó sẽ tiến lên tới gần vùng điểm giá cực đại (swing high) hay theo giải thích của Wilder là Fail Point, sau đó giá lao xuống, nhưng không được vượt quá ra vùng quá bán 30, và tiếp tục đi lên khi nào vượt qua Fail Point sẽ là thời điểm mua vào hay điểm đó còn được gọi là Failure Swing Point, như hình bên trên.
Có thể xem thêm ví dụ sau để hiểu về cách thức hoạt động của Failure Swing
Không phải RSI đưa ra tín hiệu quá mua, quá bán đồng nghĩa giá sẽ đảo chiều. Điều này không chỉ đúng với RSI mà với tất cả mọi chỉ báo, nên phải cân nhắc để tránh 1 cú lừa bạn nhé.
Cần phải có ít nhất 2 chỉ báo đồng thuận hay phải kết hợp RSI với 1 công cụ khác để chỉ báo tránh bị “fake” hoặc đưa thông tin sai lệch.
Các vùng quá mua và quá bán diễn ra trong khung thời gian càng lớn sẽ càng có giá trị.
Chỉ báo RSI chỉ có 1 dải băng duy nhất dịch chuyển giữa ba vùng:
Có ba tín hiệu cơ bản đến từ chỉ báo RSI Forex:
Phân kỳ RSI
Chiến lược giao dịch RSI cơ bản bao gồm các quy tắc sau:
Chỉ báo RSI có thể đưa ra nhiều tín hiệu sai và tốt nhất là không nên sử dụng độc lập. Việc thêm các chỉ báo hoặc công cụ khác là điều tôi luôn khuyến khích, để lọc bớt các tín hiệu nhiễu do giá gây ra.
Hoặc bạn có thể xem thêm 1 số chỉ báo, cách thức sử dụng khác trong phần lớp học forex, để tự đưa ra việc sử dụng chỉ báo RSI cùng những chỉ báo khác 1 cách hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!
Nếu học viên thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, vui lòng chuyển khoản học phí vào thông tin tài khoản bên dưới.
Ngân Hàng Quân Đội MB Bank
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư - Đào Tạo Quốc Tế
Số TK: 1161 1666 68888