Hướng dẫn giao dịch bằng chỉ báo đám mây Ichimoku

Chỉ báo đám mây Ichimoku là một chỉ báo gồm nhiều chức năng, nổi bật nhất trong số đó là cung cấp thông tin về hỗ trợ, kháng cự, xu hướng giá và động lượng.

Chỉ báo Ichimoku là một công cụ giao dịch mạnh mẽ, nhưng điều mà các nhà giao dịch cảm thấy choáng ngợp khi nhìn vào tất cả các thông tin mà chỉ báo Ichimoku cung cấp cho họ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mổ xẻ công cụ này và chia sẻ cho bạn các bước sử dụng chỉ báo Ichimoku hiệu quả.

Bước đầu tiên: Tách các chỉ số ra

Chỉ báo đám mây Ichimoku được chia thành 2 thành phần chính:

  • Các dòng chuyển đổi và cơ sở: Chúng trông giống như các đường trung bình di chuyển trên biểu đồ, nhưng chúng không thật sự giống với đường trung bình như bạn vẫn thấy
  • Đám mây Ichimoku: Đám mây là khía cạnh phổ biến nhất của chỉ báo này vì nó trông nổi bật nhất.

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét từng thành phần riêng lẻ và sau đó kết hợp tất cả lại với nhau để giúp bạn tìm được các tín hiệu rõ ràng và chất lượng hơn.

Đường chuyển đổi và cơ sở

Như tôi đã nói trước đó, các dòng chuyển đối và cơ sở trông giống như đường trung bình động (Moving Average), nhưng sự thật thì chúng khác nhau. Các đường trung bình chuyển đổi và cơ sở hiển thị các mức cao thấp 9 và 26 chu kỳ. Điều này giá trị đường tại một điểm là trung bình của 9 và 26 nến trước đó, giá trị trung bình lấy các mức giá cao nhất và thấp cộng lại sao đó chia 2 rồi tiếp tục chia cho số chu kỳ.

Trong bức ảnh chụp bên dưới, đường màu lục và màu đỏ là đường cơ sở và chuyển đổi Ichimoku. Để so sánh, tôi cũng đã thêm một đường trung bình động 9 chu kỳ màu trắng trên biểu đồ, đường trung bình rất giống với đường chuyển đổi nhưng không khớp 100%. Dưới đây là cách gọi 2 đường cơ và chuyển đổi trong tiếng Nhật.

  • Đường chuyển đổi gọi là Tenkan Sen: Được tính bằng trung bình giá cao thấp trong 9 chu kỳ
  • Đường chuyển đổi Kijun Sen: Được tính bằng trung bình giá cao thấp trong 26 chu kỳ.

Đường cơ sở và chuyển đổi

Các dòng chuyển đổi và cơ sở có 2 mục đích: thứ nhất, chúng hoạt động như đường hỗ trợ và kháng cự trong các xu hướng, giống như các đường trung bình động. Thứ hai nó cung cấp thông tin về động lượng. Khi giá giao dịch đang nằm trên 2 đường này và đường cơ sở nằm trên đường chuyển đổi, đây là tín hiệu giá tăng. Điều này cũng rất giống với đường trung bình động, khi đường trung bình ngắn hơn vượt qua đường trung bình dài hơn thì đây là tín hiệu giá tăng.

  • Các đường cơ sở và chuyển đổi đóng vai trò làm hỗ trợ, kháng cự trong xu hướng giá
  • Chỉ thực hiện giao dịch mua khi giá nằm trên 2 đường cơ sở và chuyển đổi và bán khi giá nằm dưới.
  • Sự cắt nhau của hai đường xác nhận tín hiệu động lực thị trường thay đổi
  • Khi đường ngắn hơn cắt lên đường dài hơn thì đây là tín hiệu giá tăng (Và ngược lại)
  • Khi giá nằm trên hai đường, nó xác nhận động lực thị trường đang tăng

Đám mây Ichimoku

Đám mây Ichimoku được tạo thành từ một ranh giới 2 đường, khoảng trống giữa 2 đường này tạo nên thân mây. Hãy cùng khám phá những điều này có ý nghĩa gì?

Ranh giới di chuyển đầu tiên là mức trung bình của đường chuyển đổi và đường cơ sở. Ranh giới thứ hai là trung bình mức cao thấp trong 52 chu kỳ. Một đặc điểm quan trọng của đám mây là nó trồi ra 26 chu kỳ nhằm dự đoán xu hướng giá trong tương lai.

Một lần nữa, trong ảnh chụp màn hình bên dưới, chúng tôi đã vẽ hai đường trung bình di chuyển đều đặn bên cạnh. Đám mây và phần trồi ra 26 chu kỳ trong tương lai. Bạn có thể thấy các đường trung bình di chuyển gần giống với đám mây Ichimoku.

Senkou A – Đường ranh giới di chuyển nhanh hơn của đám mây Ichimoku

Senkou B – Đường ranh giới di chuyển chậm hơn của đám mây Ichimoku

Điểm lưu ý quan trọng: Đám mây được ra 26 chu kỳ về tương lai

Tín hiệu đám mây Ichimoku và ý nghĩa.

Ý tưởng chung nằm sau đám mây Ichimoku rất giống 2 đường chuyển đổi và cơ sở. Đầu tiên, đám mây đóng vai trò là hỗ trợ kháng cự, tiếp theo nó cũng cung cấp thông tin về xu hướng và động lượng. Nhưng vì đám mây Ichimoku sử dụng 52 chu kỳ ( thay vì 9 và 26 chu kỳ) nên nó di chuyển chậm hơn các đường chuyển đổi và cơ sở.

Về cơ bản, đám mây xác nhận xu hướng tăng giá khi giá nằm trên đám mây và giảm giá khi giá nằm dưới. Khi giá nằm trong đám mây thì đây là tín hiệu xu hướng chưa rõ ràng, bạn nên tránh giao dịch tại thời điểm này. Xu hướng tăng được thể hiện bằng đám mây xanh, và giảm được thể hiện bằng đám mây đỏ.

Do đó, đám mây Ichimoku là một cách để giao dịch với xu hướng dài hạn. Để giúp bạn ghi nhớ, chúng ta có thể tóm tắt những kiến thức mới như sau:

  • Đám mây hoạt động như đường hỗ trợ kháng cự
  • Giao dịch theo xu hướng tăng khi giá nằm trên đám mây và giảm khi giá nằm dưới
  • Vùng nhiễu xuất hiện khi giá nằm trong đám mây

Tín hiệu – Cách sử dụng chỉ báo Ichimoku để giao dịch

Bây giờ chúng ta đã hiểu các thành phần riêng lẻ của chỉ báo Ichimoku, tín hiệu và ý nghĩa của chúng. Dưới đây chúng ta sẽ tập trung vào việc sử dụng chỉ báo Ichimoku để phân tích biểu đồ giá và tạo tín hiệu giao dịch.

Đám mây: xu hướng dài hạn, kháng cự và màu sắc

Với sự trợ giúp của đám mây Ichimoku, các nhà giao dịch có thể dễ xác định xu hướng lên và xuống dài hạn hơn. Khi giá nằm trên đám mây, nó củng cố xu hướng tăng và ngược lại. Trong xu hướng giá mạnh, rìa đám mây Ichimoku cũng được đóng vai trò như các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự. Như bạn có thể thấy tại hình dưới, khi giá chạm đến rìa đám mây thì có xu hướng bị từ chối và quay đầu trở lại.

Do đó, đám mây Ichimoku rất phù hợp để xác định xu hướng của thị trường. Tuy nhiên như hầu hết các chỉ báo động lượng (Momentum), đám mây Ichimoku không xác được xu hướng khi giá nằm trong đám mây.

Đường cơ sở và đường chuyển đổi

Các đường cơ sở và chuyển đổi là thành phần chuyển động nhanh nhất của chỉ báo này, và chúng cung cấp tín hiệu động lượng sớm. Chúng tôi đã đánh như hình dưới từ 1 tới 4, sau khi lướt qua chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách sử dụng đường cơ sở và chuyển đổi.

  • Đường chuyển đổi vượt lên đường cơ sở: đây là tín hiệu tăng. Vào thời điểm đó, giá cũng nằm trên đám mây tuy nhiên chưa tìm thấy ngưỡng hỗ trợ. Giá tiếp tục tăng và quay về rìa đám mây (ngưỡng hỗ trợ) và tiếp tục tăng.
  • Giá bắt đầu nằm trong đám mây, đây là tín hiệu cảnh báo cho sự thay đổi xu hướng. Các đường chuyển đổi và cơ sở cũng chuyển sang thiết lập giảm giá, điều này tiếp tục là tín hiệu thay đổi động lượng.
  • Giá cả giảm mạnh xuống các đường chuyển đổi và cơ sở, khi đó đường chuyển đổi cũng cắt lên đường cơ sở; cả hai tín hiệu này đều là tín hiệu giảm giá. Tất cả những điều đó đang xác nhận một xu hướng giảm mạnh và có thể sử dụng như một tín hiệu bán.
  • Giá bắt đầu chạm đường cơ sở tạo ra tín hiệu cảnh báo đảo chiều. Sau khi các đường cơ sở và chuyển đổi tiếp tục giao nhau, điều này là tín hiệu động lượng đang dịch chuyển. Cuối cùng giá hợp nhất và đi ngang

Chỉ báo RSI và vùng hợp lưu

Khi sử dụng các công cụ khác nhau và kết hợp lại, một trong những điểm thường có tỷ lệ thắng cao là vùng hợp lưu của các công cụ. Chỉ báo ưu thích của tôi là RSI và nó thường hoạt động tốt cùng với Ichimoku.

Khi sử dụng chỉ báo Ichimoku để xác định xu hướng, điều quan trọng bạn cần phải hiểu là khi nào xu hướng kết thúc và khi điểm đảo chiều tiềm năng báo hiệu một tín hiệu giao dịch. Ảnh chụp màn hình bên dưới cho thấy bằng cách thêm chỉ báo RSI, việc xác định điểm đảo chiều với xác suất cao sẽ trở nên dễ dàng hơn. Sau khi RSI phân kỳ, giá vượt quá các đường cơ sở/chuyển đổi thì khả năng đảo ngược thị trường rất có thể sẽ xảy ra và nó thậm chí có thể báo trước xu hướng dài hơn có thể đảo chiều.

Dừng vị thế và thoát giao dịch

Cũng giống như đường trung bình động, chỉ báo đám mây Ichimoku cũng có thể được sử dụng như một tín hiệu đóng vị thế hiện tại của bạn. Khi thoát lệnh nhờ chỉ báo đám mây Ichimoku, một số điều bạn cần lưu ý như sau:

  • Trong một xu hướng giảm khi giá vượt lên các đường chuyển đổi và cơ sở thì đây có thể là tín hiệu báo hiệu sự thay đổi động lượng từ thị trường.
  • Tuy nhiên miễn là đám mây vẫn giữ được giá phía dưới thì xu hướng vẫn chưa bị phá vỡ
  • Khi giá phá vỡ lên trên đám mây, xu hướng giảm cuối cùng đã kết thúc
  • Các nhà giao dịch có thể dựa trên tín hiệu phá vỡ này và thoát lệnh

Lối thoát lệnh 1: Một nhà giao dịch thường sẽ thoát khỏi lệnh giao dịch khi các đường chuyển đổi và cơ sở chuyển sang hướng ngược với xu hướng hiện tại. Khi nhà giao dịch làm thư vậy có thể sẽ giúp họ tránh được nhiều sự sứt mẻ trước khi sự thay đổi xu hướng diễn ra. Mặt khác, anh ta có thể bỏ lỡ một vài động thái của thị trường khi giá quay lại xu hướng ban đầu. Việc chấp nhận một xác suất nào đó lệnh giao dịch của bạn sẽ thua là một kỹ năng cần thiết. Chỉ cần cộng tất cả các lệnh thắng trừ đi các lệnh thua và bạn còn lợi nhuận thì mọi việc đều ổn.

Lối thoát lệnh 2: Một nhà giao dịch muốn chạy theo xu hướng trong một khoảng thời gian dài hơn sẽ thoát giao dịch của mình khi giá phá vỡ đám mây ichimoku. Ưu điểm của cách thoát lệnh này là anh ta có thể giữ các giao dịch theo xu hướng lâu hơn nhiều và không dễ bị thiệt hại trước các biến động trung bình nhỏ từ thị trường.  Tuy nhiên anh ta có thể thoát khỏi vị thế giao dịch quá muộn và trả lại lợi nhuận cho thị trường một cách đáng kể.

Kết luận: Chỉ báo đám mây Ichimoku là một nền tảng vững chắc

Nhìn chung, chỉ báo đám mây Ichimoku là một chỉ báo cung cấp rất nhiều thông tin một cách vững chắc như xu hướng, hỗ trợ kháng cự và động lượng từ thị trường. Nhưng chúng tôi đã chỉ ra, khi có gì bí mật để sử dụng và giải thích chỉ báo Ichimoku, việc am hiểu kiến thức căn bản nhất sau đó rèn luyện sẽ giúp bạn phân tích tốt hơn trên thị trường. Chỉ báo Ichimoku được nhiều nhà giao dịch kinh nghiệm sử dụng như một chiến lược giao dịch, việc đó càng khẳng định thêm tiền năng cho chỉ báo này. Chúng tôi cũng rất khuyến khích việc kết hợp chỉ báo Ichimoku với các công cụ khác như  hỗ trợ, kháng cự, chỉ báo RSI…

Dưới đây là những điều quan trọng bạn cần chú ý khi giao dịch với chỉ báo Ichimoku:

  • Sử dụng đám mây để xác định xu hướng dài hạn
  • Rìa đám mây cũng hoạt động như một ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
  • Khi giá nằm trong đám mây, nó báo hiệu sự thay đổi động lượng
  • Khi đường chuyển đổi cắt lên đường cơ sở, nó báo hiệu đảo chiều theo xu hướng tăng
  • Trong một xu hướng, các đường hỗ trợ và kháng cự đóng vai trò là hỗ trợ, kháng cự
  • Nhà giao dịch có thể sử dụng đường chuyển đổi/cơ sở để thoát lệnh giao dịch hoặc thoát khi giá vượt qua đám mây
  • Khi giá nằm trong đám mây nó thể hiện thị trường đang không có xu hướng
HOTLINE ZALO TELEGRAM BACKTOP
Nhiều bài viết hơn
RobotPro - Giao dịch tự động

RobotPro - Giao dịch tự động

  • 10/06/2021
CoppyTrade Lợi Nhuận hơn 100% - ExnessSocial

CoppyTrade Lợi Nhuận hơn 100% - ExnessSocial

  • 10/06/2021
Khuyến Mãi 50% - Sàn XM

Khuyến Mãi 50% - Sàn XM

  • 10/06/2021
Nap/Rút nhanh nhất - Sàn EXNESS

Nap/Rút nhanh nhất - Sàn EXNESS

  • 10/06/2021
Zalo Tín Hiệu - Sàn Chuẩn VTMarkets

Zalo Tín Hiệu - Sàn Chuẩn VTMarkets

  • 10/06/2021

Đăng ký học online

Nếu học viên thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, vui lòng chuyển khoản học phí vào thông tin tài khoản bên dưới.

NỘI DUNG: Tên học viên_ SĐT _ Chương Trình Đăng Ký

Thông tin tài khoản

Ngân Hàng Quân Đội MB Bank

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư - Đào Tạo Quốc Tế

Số TK: 1161 1666 68888

Chọn khóa học

Đăng Ký Trải Nghiệm Bot Có Lợi Nhuận