Butterfly pattern là một trong số những mô hình thuộc nhóm Harmonic pattern, được Bryce Gilmore tạo ra đầu tiên và sau này được phát triển hoàn chỉnh hơn bởi Scott Carney.
Nguồn gốc của nó thì cũng xuất phát từ mô hình Harmonic nguyên thủy hay còn được gọi là mô hình Gartley nguyên thủy, do chính cha đẻ của Harmonic pattern tạo ra, Harold M. Gartley. Sau này, Scott Carney đã hoàn thiện nó hơn bằng cách đưa các tỷ lệ Fibonacci vào trong mô hình, và sau đó nó có tên Gartley hay Gartley 222. Sở dĩ có tên Gartley 222 là vì mô hình này được tìm thấy lần đầu tiên ở trang số 222 trong cuốn sách nổi tiếng của Harold M. Gartley, “Profits in the stock market”. Mô hình Con bướm cũng có hình dáng khá tương tự với Gartley 222 nên đôi khi người ta vẫn gọi nó với cái tên là Gartley Butterfly.
Một trong những ưu điểm của mô hình Con bướm vượt trội hơn so với mô hình Gartley là tạo ra các vị trí vào lệnh đẹp hơn, mua ở mức giá thấp hơn (điểm D thấp hơn X trong mô hình bullish) và bán ở mức giá cao hơn (điểm D cao hơn điểm X trong mô hình bearish).
Giống như các Harmonic pattern, mô hình Con bướm được áp dụng trên tất cả các loại tài sản và trên nhiều khung thời gian khác nhau.
Mô hình Con bướm có 2 loại: Con bướm tăng giá (Bullish Butterfly) và Con bướm giảm giá (Bearish Butterfly), nhưng đều được cấu thành từ 5 điểm: X, A, B, C, D, tạo thành 4 đợt sóng: XA, AB, BC và CD, trong đó có 2 sóng chính theo xu hướng chung của thị trường (XA và BC), xu hướng này đang ở giai đoạn mới bắt đầu và 2 sóng điều chỉnh xen kẽ (AB và CD). Sau khi mô hình kết thúc, thị trường sẽ tiếp tục xu hướng chính.
Các quy tắc về tỷ lệ Fibonacci của mô hình
Mô hình Bullish Butterfly
Mô hình Bearish Butterfly
Điểm B là điểm quan trọng nhất của mô hình. Đoạn AB cần điều chỉnh không được nông nhưng cũng không quá sâu. Mục tiêu thoái lui của điểm B phải chính xác ở mức 0.786 hoặc gần bằng nhất với tỷ lệ này thì mô hình Con bướm mới xảy ra.
Tiếp đến là điểm D, đặc trưng của Butterfly pattern là điểm D vượt xa điểm X và mục tiêu thoái lui ít nhất là 1.27 so với XA.
Với bước này, các bạn có thể quan sát chuyển động của giá, phóng to, thu nhỏ biểu đồ để phát hiện ra những hình dáng đặc biệt. Mô hình Con bướm bước đầu có hình dáng giống chữ M hoặc chữ W, các bạn tiến hành đánh dấu 5 điểm trên đồ thị. Nếu điểm C thấp hơn điểm A và điểm D thấp hơn điểm X (trường hợp chữ M) hoặc điểm C cao hơn điểm A và điểm D cao hơn điểm X (trường hợp chữ W) thì đây có thể là mô hình Butterfly pattern tiềm năng. Nhưng để xác định chắc chắn, các bạn cần tiến hành đo các tỷ lệ Fibonacci của mô hình.
Đầu tiên, các bạn dùng Fibonacci Retracement (FR) để đo mức thoái lui của đoạn AB so với XA. Nếu tỷ lệ là 0.786 hoặc xấp xỉ thì tiếp tục đo các tỷ lệ còn lại, nếu tỷ lệ này thấp hơn và rơi vào khoảng 0.382 – 0.618 thì mô hình có thể là Crab pattern (Con cua).
Tiếp đến, dùng FR để đo mức thoái lui của đoạn BC so với AB. Tỷ lệ này dao động trong khoảng từ 0.382 đến 0.886 là hợp lệ.
Sau đó, dùng FE để đo mức mở rộng của đoạn CD so với AB, tỷ lệ này phải rơi vào khoảng từ 1.618 – 2.618. Nếu BC thoái lui ở mức 0.382 thì CD ít nhất phải mở rộng ở mức 1.618 và nếu BC thoái lui đến mức 0.886 thì CD cũng phải mở rộng đến mức 2.618, nghĩa là tỷ lệ giữa 2 đoạn này phải tăng lên hoặc giảm theo tương ứng thì mô hình giá Con bướm sẽ chuẩn xác hơn.
Các bạn có thể hình dung là nếu BC thoái lui tại mức 0.382 so với AB mà CD mở rộng đến mức 2.618 so với AB thì lúc này, hình dáng Con bướm sẽ không còn cân xứng và kéo theo tỷ lệ thoái lui của D so với XA sẽ không còn nằm trong khoảng 1.27 – 1.618.
Nếu các tỷ lệ Fibonacci đo được thỏa mãn điều kiện mô hình Con bướm thì các bạn tiến hành giao dịch.
Vào lệnh – Entry
Đối với các mô hình giá Harmonic, các bạn nên đợi mô hình hoàn tất rồi mới vào lệnh.
Tại điểm D, vào lệnh Buy nếu là Bullish Butterfly, vào lệnh Sell nếu là Bearish Butterfly.
Ngoài ra, các bạn có thể chờ đợi từ 1 đến 2 cây nến xác nhận xu hướng hình thành sau điểm D rồi vào lệnh.
Hoặc các bạn cũng có thể sử dụng kết hợp tín hiệu vào lệnh từ những công cụ khác như chỉ báo kỹ thuật hay các mô hình nến, phụ thuộc vào hệ thống giao dịch mà các bạn đang thiết lập và giao dịch hoặc tình hình cụ thể của thị trường ở thời điểm đó.
Cắt lỗ – Stop loss
Với bất kỳ chiến lược giao dịch nào thì đặt stop loss luôn là nguyên tắc quan trọng và không thể thiếu, đặc biệt đối với các trader mới. Stop loss là công cụ quản trị rủi ro hiệu quả nhất.
Điểm đặt cắt lỗ hợp lý nhất của mô hình này chính là phía dưới điểm D nếu là Bullish Butterfly hoặc phía trên điểm D nếu là Bearish Butterfly. Bởi vì nếu giá chạm vào các mức cắt lỗ này, điểm D sẽ không còn thỏa mãn điều kiện thoái lui tối đa 1.618 so với đoạn XA, mô hình Con bướm bị phá vỡ.
Chốt lời – Take profit
Có rất nhiều cách chốt lời khi giao dịch với mô hình giá Con bướm như mục tiêu chốt lời tại mức giá của điểm A, là điểm cao nhất của mô hình (bullish)/thấp nhất của mô hình (bearish) hoặc có thể chốt lời tại điểm E, ứng với mức thoái lui 1.618 của đoạn CD.
Tuy nhiên, mô hình giá Con bướm là một price pattern rất tiềm năng, nó có thể xuất hiện tại giai đoạn sớm của một xu hướng mới, nghĩa là sau khi điểm D hình thành, giá sẽ bức phá rất mạnh để tiếp diễn xu hướng đó, phần bức phá này chính là giai đoạn hưng thịnh nhất của xu hướng. Hoặc là mô hình này xuất hiện vào gần cuối của một xu hướng và sau khi điểm D hoàn thành, thị trường sẽ đảo chiều, chúng ta có hoàn toàn có khả năng nắm bắt một phần rất lớn của xu hướng mới. Chính vì vậy, một trong những chiến lược chốt lời được các trader chuyên nghiệp sử dụng khi giao dịch với mô hình này là chiến lược chốt lời từng phần, kết hợp trailing stop.
Cách chốt lời như sau: sau khi giá đạt mục tiêu tại mức giá của điểm A, các bạn đóng một nửa khối lượng lệnh, sau đó dời stop loss của một nửa lệnh còn lại đến điểm cao (swing high) gần nhất đối với mô hình Bearish Butterfly hoặc điểm thấp (swing low) gần nhất đối với mô hình Bullish Butterfly.
Chiến lược chốt lời này đa số sẽ giúp trader thu được lợi nhuận, vì phần lợi nhuận đã chốt của một nửa lệnh sẽ bù đắp được thua lỗ trong trường hợp ngay sau đó thị trường chống lại bạn. Và chiến lược này cũng sẽ giúp trader mang về nhiều lợi nhuận hơn, nếu sau đó thị trường tiếp tục đi đúng xu hướng dự đoán.
Ví dụ 1: mô hình Bullish Butterfly xuất hiện trên cặp EUR/USD ở khung thời gian H4
Các tỷ lệ Fibonacci đo được như sau: