Mô hình tam giác – Triangle

Đa số các mô hình giá trong phân tích kỹ thuật sẽ cho nhà đầu tư tín hiệu giá đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng.

Tuy nhiên, cũng không ít mô hình giá cho ra tín hiệu với cả 2 khả năng, trader sẽ khó có thể nhận định chính xác 100% rằng giá sẽ đảo chiều hay tiếp tục xu hướng cũ, chỉ biết là giá chắc chắn sẽ biến động rất lớn theo một hướng nào đó.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một mô hình giá có tính chất như thế, đó là mô hình giá Tam giác (Triangle). Mô hình này xuất hiện khá phổ biến trên các thị trường tài chính như chứng khoán, forex hay tiền điện tử và được nhiều trader áp dụng thành công.

Mô hình giá Tam giác có hình dạng khá giống với mô hình Cái Nêm và mô hình Cờ đuôi nheo, nhà đầu tư rất hay nhầm lẫn giữa các mô hình giá này. Để tránh sự nhầm lẫn, trước khi đi vào nội dung chính, các bạn có thể xem lại các bài viết dưới đây:

Mô hình giá Tam giác là gì?

Như đã nói ở phần mở đầu, mô hình giá Tam giác không cung cấp tín hiệu chính xác về sự đảo chiều hay tiếp diễn, mà đơn giản chỉ là sự tạm dừng của xu hướng hiện tại. Sau một xu hướng tăng hoặc giảm trước đó, giá bắt đầu dịch chuyển trong phạm vi hẹp, có xu hướng hội tụ lại một điểm trước khi bức phá đi theo một hướng cụ thể.

Trong mô hình Tam giác, cả phe mua và bán đều không cho thấy sự quyết liệt trong cuộc chiến giành quyền áp đảo. Càng về cuối mô hình, một trong 2 phe quyết định dốc hết lực để đưa giá đi theo xu hướng kỳ vọng hoặc có sự tác động từ một tin tức nào đó khiến đa số trader sẽ cùng đi chung một hướng làm cho giá phá vỡ mô hình Tam giác. Một sự phá vỡ sẽ tác động mạnh đến tâm lý của hầu hết trader đang ở ngoài thị trường, họ sẽ có xu hướng đi theo chiều hướng của sự phá vỡ và điều này đẩy giá đi xa hơn. Nếu nắm bắt được thời cơ, nhà đầu tư sẽ thu được khá nhiều lợi nhuận khi giao dịch với mô hình giá này.

Mô hình giá Tam giác được hình thành từ 2 đường xu hướng, một trong 2 đường bắt buộc phải dốc xuống hoặc lên, đường kia đi theo hướng ngược lại hoặc đi ngang. 2 đường này hội tụ lại một điểm tạo thành hình tam giác. Đường xu hướng phía trên đi qua các đỉnh, đóng vai trò như một ngưỡng kháng cự, trong khi đường phía dưới đi qua các đáy và mang ý nghĩa của một đường hỗ trợ.

Mô hình tam giác – Triangle

Phân loại mô hình giá Tam giác và cách giao dịch

Mô hình giá Tam giác bao gồm 3 loại: mô hình Tam giác cân, mô hình Tam giác giảm và mô hình Tam giác tăng.

Mô hình Tam giác cân (Symmetrical Triangle)

Đặc điểm

Là mô hình giá Tam giác được hình thành từ đường kháng cự hướng xuống và đường hỗ trợ hướng lên, hội tụ tại một điểm phía bên phải của mô hình, tạo thành hình một tam giác cân.

Mô hình tam giác – Triangle

Ở mô hình này, cả 2 phe mua và bán đang ở trạng thái cân bằng và không phe nào đang chiếm ưu thế. Theo nghiên cứu của ​Kirkpatrick C.D & Dahlquist J.R trong cuốn Technical Analysis: The Complete Resource For Financial Market Technicians (2006) đã chỉ ra rằng trong mô hình Tam giác cân, khi giá đi được khoảng ¾ chiều dài của mô hình (73-75% chiều dài tam giác cân) thì phá vỡ sẽ xảy ra và khả năng giá phá vỡ tăng là 54% trong khi phá vỡ giảm là 46%. Mặc dù có sự chênh lệch nhưng xác suất để giá phá vỡ tăng hoặc giảm trong mô hình này vẫn gần như là ngang nhau, 50-50, ngoại trừ khi có sự tác động của một tin tức hay một sự kiện nào đó trên thị trường thì khả năng cao hơn sẽ nghiêng về một bên cụ thể.

Cách giao dịch

Vì không biết chắc được giá sẽ đi theo chiều hướng nào nên chiến lược giao dịch ở mô hình này chính là đặt lệnh cho cả 2 hướng. Lệnh chờ sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho chiến lược này.

Đầu tiên là xác định được mô hình giá Tam giác, khi giá bắt đầu dao động trong một phạm vi hẹp dần, tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau cao hơn đáy trước thì các bạn tiến hành vẽ 2 đường xu hướng trên và dưới. Nếu thỏa mãn các điều kiện của một mô hình Tam giác cân thì các bạn tiến hành đặt lệnh. Tránh nhầm lẫn với mô hình giá Cờ đuôi nheo và mô hình giá Cái Nêm.

Lưu ý: một mô hình giá Tam giác được cho là có hiệu quả cao nếu nó được hình thành từ đường kháng cự và đường hỗ trợ mạnh. Nghĩa là giá chạm vào đường xu hướng trên và dưới ít nhất 2 lần rồi quay đầu thì khả năng mô hình giá Tam giác xảy ra cao hơn.

  • Đặt lệnh: sau khi vẽ được mô hình Tam giác cân thì đặt một lệnh chờ mua ở phía trên của đường kháng cự và một lệnh chờ bán ở phía dưới đường hỗ trợ. Với cách đặt lệnh này, dù giá đi theo hướng nào thì một lệnh của bạn sẽ được khớp, lệnh còn lại sẽ được hủy.

Câu hỏi đặt ra tại đây: Tại sao lại sử dụng lệnh chờ mà không đợi khi giá phá vỡ mô hình rồi vào lệnh theo hướng phá vỡ? Có 2 nguyên nhân để một lệnh chờ mua và bán là thích hợp nhất ở chiến lược giao dịch với mô hình giá Tam giác, đặc biệt là đối với các trader mới.

  • Thứ nhất, lệnh chờ ở cả 2 phía sẽ phòng ngừa được rủi ro khi giá đi theo một hướng bất kỳ. Kỳ vọng của nhà đầu tư khi giao dịch với mô hình này chính là giá sẽ bức phá mạnh mẽ đi theo một hướng xác định. Khi lệnh chờ cùng chiều với hướng đi của giá đã đạt lợi nhuận kỳ vọng, nhà đầu tư có thể hủy lệnh chờ còn lại để giảm thiểu rủi ro.
  • Nếu đợi khi giá breakout rồi mới vào lệnh thì sẽ rất khó vì có thể giá sẽ breakout giả nhiều lần trước khi chính thức phá vỡ mô hình, bên cạnh đó, giao dịch phá vỡ không hề đơn giản, phụ thuộc rất lớn vào khả năng phân tích hành động giá của trader.
  • Stop-loss: tại đáy gần nhất của mô hình đối với lệnh Buy hoặc đỉnh gần nhất của mô hình đối với lệnh Sell.
  • Take-profit: tại điểm cách điểm phá vỡ một khoảng bằng độ cao của mô hình Tam giác cân.

Tham khảo cách đặt lệnh như hình dưới:

Mô hình tam giác – Triangle

Ví dụ:

Mô hình tam giác – Triangle

Ở ví dụ này, các bạn dễ dàng nhận thấy 2 đường xu hướng là các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ mạnh vì giá liên tục chạm vào 2 đường giới hạn này và quay đầu, chứng tỏ mô hình Tam giác có hiệu lực. Trong tình huống này, lệnh chờ bán được khớp do giá giảm sau phá vỡ, lợi nhuận kỳ vọng cũng chính là lợi nhuận tối đa thu được do giá đã đảo chiều tăng ngay sau đó.

Mô hình Tam giác giảm (Descending Triangle)

Đặc điểm

Là mô hình Tam giác được hình thành từ một đường kháng cự dốc xuống và đường hỗ trợ đi ngang, 2 đường này có xu hướng hội tụ tại một điểm nằm về phía bên phải, tạo thành hình một tam giác.

Mô hình tam giác – Triangle

Ở mô hình này, giá đang tạo đỉnh thấp hơn, trong khi đáy vẫn duy trì ở ngưỡng hỗ trợ, điều này chứng tỏ phe bán dường như có vẻ đang chiếm ưu thế. Khả năng giá giảm mạnh sau khi phá vỡ mô hình. Nghiên cứu của ​Kirkpatrick C.D & Dahlquist J.R cũng chỉ ra được điều đó khi những phân tích đều cho ra kết quả rằng xác suất để giá phá vỡ giảm ở mô hình này cao hơn so với xác suất phá vỡ tăng và tỷ lệ là 64%: 36%. Tuy nhiên, như đã nói lúc đầu, mô hình giá Tam giác không cho tín hiệu đảo chiều hoặc tiếp diễn chính vì thế nếu đường xu hướng dưới trong mô hình này thật sự là một ngưỡng hỗ trợ mạnh thì khả năng giá phá vỡ tăng sẽ cao hơn.

Cách giao dịch

Chiến lược giao dịch ở mô hình này cũng tương tự như mô hình Tam giác cân, tức là đặt lệnh ở cả 2 phía bởi vì chúng ta không thể nào chắc chắn 100% rằng giá sẽ tăng hoặc giảm, trừ khi tại thời điểm đó xuất hiện thông tin có lợi cho một bên nào đó thì các bạn có thể chỉ đặt một lệnh thay vì cả 2. Tuy nhiên, vì khả năng giá phá vỡ giảm cao trong đa số các trường hợp trong thực tế nên các bạn có thể đặt lệnh Sell với khối lượng nhiều hơn, lệnh Buy với khối lượng ít hơn.

Khi thấy giá bắt đầu dịch chuyển hẹp lại, tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và đáy sau bằng hoặc chênh lệch không nhiều so với đáy trước thì đó chính là dấu hiệu của mô hình Tam giác giảm. Các bạn tiến hành vẽ 2 đường xu hướng cho mô hình.

Cách đặt lệnh các bạn có thể tham khảo như hình dưới:

Mô hình tam giác – Triangle

Các bạn có thể sử dụng lệnh chờ mua và lệnh chờ bán trong mô hình này. Nếu giá đi xuống thì lệnh chờ bán được khớp, lợi nhuận cao do đặt khối lượng nhiều hơn. Ngược lại, nếu giá đi lên thì lệnh chờ mua được khớp, lợi nhuận lúc này không nhiều do giảm khối lượng giao dịch.

Tùy vào mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi người mà có thể chọn khối lượng giao dịch theo ý của mình, cách giao dịch của chúng tôi là một chiến lược để các bạn có thể tham khảo chứ không phải là chiến lược hoàn hảo nhất.

Ví dụ:

Mô hình tam giác – Triangle

Trong trường hợp này, giá phá vỡ tăng trong mô hình Tam giác giảm. Nếu các bạn đặt lệnh theo chiến lược trên thì vẫn có lợi nhuận, song sẽ ít hơn do giao dịch với khối lượng thấp.

Mô hình Tam giác tăng (Ascending Triangle)

Đặc điểm

Mô hình Tam giác tăng được hình thành bởi đường kháng cự nằm ngang và đường hỗ trợ dốc lên, 2 đường này hội tụ tại một điểm nằm bên phải tạo thành một hình tam giác.

Mô hình tam giác – Triangle

Trong mô hình giá này, phe mua đang dường như chiếm ưu thế hơn khi tạo đáy sau cao hơn đáy trước trong khi các đỉnh gần như bằng nhau. Khả năng giá sẽ tăng lên sau khi phá vỡ mô hình. Nghiên cứu của Kirkpatrick C.D & Dahlquist J.R cho rằng trong đa số các trường hợp mô hình Tam giác tăng xảy ra thì đến 77% là giá phá vỡ tăng và chỉ 23% là giá phá vỡ giảm. Tuy nhiên, cũng như mô hình Tam giác giảm, không có điều gì là hoàn toàn chắc chắn, nếu đường xu hướng trên là một ngưỡng kháng cự mạnh thì khả năng cao giá sẽ giảm xuống sau khi phá vỡ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thông thường, khi giá di chuyển đến khoảng 61% chiều dài mô hình thì giá sẽ breakout.

Cách giao dịch

Khi giá bắt đầu giao động trong một phạm vi hẹp, tạo đáy sau cao hơn đáy trước, đỉnh sau bằng hoặc gần bằng đỉnh trước thì mô hình Tam giác tăng xảy ra. Lúc này, các bạn vẽ 2 đường xu hướng cho mô hình.

Cách đặt lệnh, chốt lời và cắt lỗ tương tự như mô hình Tam giác giảm. Các bạn có thể phân bổ khối lượng của lệnh chờ mua nhiều hơn so với lệnh chờ bán.

Mô hình tam giác – Triangle

Ví dụ:

Mô hình tam giác – Triangle

Một số lưu ý khi giao dịch với mô hình giá Tam giác

  • Tránh nhầm lẫn mô hình giá Tam giác với các mô hình có hình dáng tương tự như mô hình giá Cái Nêm hay mô hình giá Cờ đuôi nheo.
  • Để mô hình Tam giác có hiệu lực thì ít nhất 2 lần giá phải chạm vào các đường kháng cự và hỗ trợ của mô hình, sau đó quay đầu.
  • Khối lượng giao dịch lớn cũng là một tín hiệu đi kèm để giá biến động mạnh theo một hướng nhất định.
  • Nếu không sử dụng các loại lệnh chờ, nhà đầu tư phải kết hợp các chỉ báo kỹ thuật, mô hình nến hoặc các phương pháp khác để xác nhận tín hiệu về hướng đi của giá sau khi phá vỡ để vào lệnh cho chính xác, tuy nhiên, như đã nói, giao dịch phá vỡ không hề dễ dàng, nhà đầu tư mới cần luyện tập nhiều thì mới có kinh nghiệm để giao dịch breakout.

So với những mô hình giá khác thì mô hình Tam giác có vẻ như sẽ ít rủi ro hơn khi sử dụng chiến lược 2 lệnh chờ đối nghịch nhau ở 2 hướng đi của giá. Tuy nhiên, khi giá vừa khớp một lệnh, nhà đầu tư vội đóng lệnh còn lại, nếu giá chưa chạm take-profit mà sau đó đi ngược lại xu hướng kỳ vọng thì rủi ro lúc này là khá lớn. Điều quan trọng là các bạn phải xác định được đó chính là mô hình Tam giác và phải thỏa mãn các điều kiện để mô hình này có hiệu lực thì giá mới có thể đi đúng một trong 2 hướng, từ đó thì chiến lược giao dịch với lệnh chờ mới hiệu quả. Để làm được điều này thì các bạn phải luyện tập giao dịch với mô hình giá Tam giác thường xuyên, không có một chiến lược nào là hoàn hảo và chính xác tuyệt đối, hãy tự trải nghiệm để tạo ra kinh nghiệm và bí quyết giao dịch riêng của mình.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.

HOTLINE ZALO TELEGRAM BACKTOP
Nhiều bài viết hơn
RobotPro - Giao dịch tự động

RobotPro - Giao dịch tự động

  • 10/06/2021
CoppyTrade Lợi Nhuận hơn 100% - ExnessSocial

CoppyTrade Lợi Nhuận hơn 100% - ExnessSocial

  • 10/06/2021
Khuyến Mãi 50% - Sàn XM

Khuyến Mãi 50% - Sàn XM

  • 10/06/2021
Nap/Rút nhanh nhất - Sàn EXNESS

Nap/Rút nhanh nhất - Sàn EXNESS

  • 10/06/2021
Zalo Tín Hiệu - Sàn Chuẩn VTMarkets

Zalo Tín Hiệu - Sàn Chuẩn VTMarkets

  • 10/06/2021

Đăng ký học online

Nếu học viên thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, vui lòng chuyển khoản học phí vào thông tin tài khoản bên dưới.

NỘI DUNG: Tên học viên_ SĐT _ Chương Trình Đăng Ký

Thông tin tài khoản

Ngân Hàng Quân Đội MB Bank

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư - Đào Tạo Quốc Tế

Số TK: 1161 1666 68888

Chọn khóa học

Đăng Ký Trải Nghiệm Bot Có Lợi Nhuận